Kinh nghiệm khi thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh cho nhà ở dân dụng, biệt thự

Mặt bằng nhà vệ sinh thể hiện toàn bộ kích thước, kích cỡ và vị trí sắp đặt các đồ nội thất, đường điện nước trong nhà vệ sinh...

Nhà vệ sinh là một phần không thể thiếu của mọi công trình, từ nhà ở gia đình cho đến các khách sạn, nhà hàng… Để có được nhà vệ sinh đẹp, ta cần tỉ mỉ, tính toán từ bước thiết kế. Dưới đây, chúng tôi sẽ giời thiệu một số thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh đẹp mắt để việc xây dựng của bạn được dễ dàng hơn.

Chia các khu chức năng hợp lý trong nhà vệ sinh

Một phòng vệ sinh thông thường có ba khu chức năng cơ bản, đó là rửa, xí và tắm. Bạn có thể phân biệt theo khu khô (rửa và xí) và khu ướt (tắm). 

Tùy vào mặt bằng cụ thể và lối tiếp cận vào phòng vệ sinh mà bố trí ba khu chức năng này phù hợp trên nguyên tắc nơi sử dụng nhiều nhất tiện về giao thông. Cách bố trí thường thấy nhất là chậu rửa tay/mặt ở gần cửa, tiếp đến là xí và tắm.

Nếu bạn định xây nhà vệ sinh vuông, có thể tham khảo cách bố trí 3 khu vực ở 3 góc, mỗi cạnh trung bình khoảng 2m. Có cách phân chia các khu hợp lý sẽ giúp việc sinh hoạt của gia đình bạn tiện nghi, đồng thời đảm bảo vệ sinh hơn rất nhiều.

 
mặt bằng nhà vệ sinh
 
Trong mỗi hồ sơ thiết kế nhà ở, biệt thự, chi tiết nhà vệ sinh đều được kĩ thuật, kết cấu, điện nước tính toán rất hợp lý và chính xác. Mặt bằng nhà vệ sinh thể hiện toàn bộ kích thước, kích cỡ và vị trí sắp đặt các đồ nội thất, đường điện nước trong nhà vệ sinh.

Diện tích nhà vệ sinh nhỏ có thể từ 1,2 đến 4m2. Còn nhiều mẫu biệt thự diện tích rộng lại có diện tích nhà vệ sinh rộng  từ  5 đến 8m2 tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.

Vị trí chiều cao vòi sen: vòi sen vừa tầm tay khoảng 1m6 đến 1m8, không nên thiết kế quá cao vì khi với tay bạn có thể gặp sự cố an toàn.

Vị trí thiết bị phụ: Lắp các thiết bị phụ như giấy toilet không quá xa bồn cầu, giá treo khăn không quá gần chỗ đứng tắm.

Độ dốc mặt bằng nhà vệ sinh: Độ dốc của sàn nhà vệ sinh nên có độ dốc để thoát nước tốt. Độ dốc sàn nhà vệ sinh khi lát nền theo tỉ lệ 1m thì độ dốc từ khoảng 1.5 đến 2cm.

Tuy nhiên, nếu phòng có diện tích nhỏ thì độ dốc có thể nhỏ hơn để phù hợp với diện tích sử dụng của nhà vê sinh. Trong bản vẽ mặt bằng nhà vệ sinh, khi thiết kế và thi công, nếu độ dốc không đủ thì nước sẽ không kịp thoáy và việc ứ đọng nước sử dụng lâu trong nhà vệ sinh sẽ gây ra hiện tượng bẩn, tạo ra lớp bám bẩn cho căn phòng vốn dĩ đã ẩm ướt này.

Nếu như nhà vệ sinh thoát nước không kịp bên cạnh việc xử lý chống thấm không đảm bảo thì sẽ rất nguy hiểu cho kết cấu về lâu về dài của một công trình nhà ở nào đó.

Nếu như phòng vệ sinh mà đặt ở các tầng trên thì việc thấm nước có thể dễ dàng xảy ra, tường trần tầng dưới sẽ bị thấm và gây ra hiện tượng ố vàng cho không gian tầng dưới, vừa gây mất thẩm mỹ, lại có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

 
thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh

>>Xem ngay báo giá Sika chống thấm sàn vệ sinh mới nhất 2018

Lựa chọn các thiết bị vệ sinh

Thiết bị vệ sinh vốn rất đa dạng, phong phú tùy theo nhu cầu của người dùng, bao gồm: chậu rửa, vòi chậu, bồn cầu, vòi sen tắm, bồn tắm, bồn sục, cabin tắm đứng, vách kính… Một nhà vệ sinh có thể bao gồm tất cả các thiết bị kể trên hoặc không.

Bạn hãy lựa chọn thiết bị vệ sinh dựa trên nhu cầu sử dụng, diện tích phòng và điều kiện kinh tế, từ đó thiết kế kỹ thuật sao cho phù hợp, tránh để đến khi xây dựng xong mới phát hiện thừa hoặc thiết chỗ để thiết bị.

Bên cạnh những thiết bị này thì còn nhóm thiết bị kỹ thuật, phụ trợ như đường ống cấp-thoát, van, bình nước nóng, hệ thống đèn chiếu sáng. Chiếu sáng nên có hai hệ thống: một chiếu sáng chung và chiếu sáng gương (đèn rọi). Trong trường hợp có bồn tắm thì có thể lắp đặt một hệ thống chiếu sáng riêng cho bồn tắm. Ngoài ra còn có các thiết bị khác như quạt thông gió, quạt sưởi, bình nước nóng lạnh…

Dưới đây là một số mẫu thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh để bạn tiện tham khảo

 
mặt bằng nhà vệ sinh

thiết kế mặt bằng nhà vệ sinh

Các tin khác