Hướng dẫn khắc phục chống thấm mái bê tông bị nứt triệt để

Mái bê tông bị nứt là một vấn đề quan trọng. Việc trần nhà bê tông bị nứt không chỉ gây bất tiện như thấm, dột nước mà còn đe dọa tính mạng của những người sống trong nhà. 

Nếu bạn đang gặp phải tình huống này, hãy cùng tìm lời giải đáp cho việc chống thấm cho mái bê tông bị nứt.

Vì sao mái bê tông lại bị nứt?

Rõ ràng mái bê tông khi mới xây rất chắc chắn, đẹp mắt, vậy tại sao bỗng nhiên lại bị nứt? Có rất nhiều lý do dẫn đến việc mái bê tông bị nứt, trong đó thường thấy nhất là do những nguyên nhân sau đây:
  • Sử dụng nhiều loại bê tông khác nhau khi thi công. Có thể khi thi công, do tính toán không cẩn thận nên phải mua thêm những loại xi măng khác nhau để trộn bê tông, như vậy dẫn đến việc bê tông co ngót không đồng đều, gây nứt khi tiếp xúc với các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, độ ẩm hay áp suất. Một lý do tương tự là do khi trộn bê tông không thực sự được đều, dẫn đến đặc điểm từng vùng khác nhau, gây nứt.
  • Chất lượng xi măng thi công không đạt tiêu chuẩn. Có nhiều loại xi măng kém chất lượng chỉ vững chắc ban đầu, về lâu dài có thể xuống cấp, gây nứt gãy. Vì thế khi xây dựng đừng quá tiết kiệm mà chọn xi măng rẻ tiền, nếu không công trình sẽ nhanh chóng bị xuống cấp.
  • Khi thiết kế xem xét vị trí xây dựng, không nghiên cứu kỹ càng để đưa ra những phương án thi công đầy đủ, hợp lý để đến khi xây dựng xong, công trình lún không đều. Cụ thể, ví dụ như móng không đủ chắc chắn, nền đất không vững chãi, hay do các yếu tố khách quan như động đất… khiến nền bị lún xuống, dẫn đến mái bê tông cũng bị nứt theo.
  • Không chỉ xi măng, các nguyên liệu khác được sử dụng khi trộn bê tông cũng cần đảm bảo chất lượng đồng đều. Sử dụng vật liệu chất lượng không đủ dẫn đến thiếu vững chắc. Về lâu dài dưới tác động của môi trường sinh ra các vết nứt.
chống thấm mái bê tông bị nứt

 Cách chống thấm cho mái bê tông bị nứt

Có khá nhiều cách để chống thấm mái bê tông bị nứt, tùy vào tình trạng của mái. Với mọi vết nứt, đầu tiên ta đều thực hiện dùng dụng cụ đục vết nứt theo hình chữ V, sâu khoảng 2cm. Sau đó ta dùng chổi sắt vệ sinh vùng nứt sao cho sạch bụi.

Bạn cũng có thể rửa với nước. Nếu rửa bằng nước thì bạn cần lưu ý phải đợi đến khi khô ráo hoàn toàn mới nên thực hiện các bước tiếp theo để đạt hiệu quả tốt nhất. Sau khi làm sạch vết nứt, ta tiến đến với bước tiếp theo.

Với những vết nứt nhỏ, cách xử lý khá đơn giản. Ta chỉ cần dùng các vật liệu chống thấm dạng xịt, phun vào lấp đầy bịt kín vết nứt là được. Sau khi lớp chống thấm dạng xịt khô lại, bạn có thể láng thêm một lớp vữa nữa cho chắc chắn và để nhìn tổng thể vết nứt cũ không bị lộ, gây mất thẩm mỹ.

 
mái bê tông bị nứt xử lý như thế nào
Với trường hợp vết nứt lớn hơn, cách làm cũng phức tạp hơn một chút. Vết nứt lớn yêu cầu nguyên liệu tram nhiều hơn nên khó có thể dùng dạng xịt. Thông thường, ta dùng bê tông hoặc vữa chống thấm có tính giãn nở, trộn với xi măng và trét vào vết nứt, sau đó láng lại cho mịn. Nếu cẩn thận, khi lớp trét khô lại tiến hành chống thấm một lần nữa sẽ mang lại hiệu quả cao hơn và lâu dài hơn nữa.

Sau khi chống thấm cho mái bê tông bị nứt, bạn nên theo dõi một thời gian để đảm bảo mọi thứ đều ổn. Nếu làm không cẩn thận, các vết nét có thể quay lại nhanh chóng.

>>Xem ngay Sika chống thấm mái bê tông tốt nhất tại Tân Hoàng Mai năm 2018


Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho quý khách những cách sửa chữa chống thấm mái bê tông bị. Để trang bị thêm những kiến thức về xây dựng, hãy ghé thăm Tanhoangmai.com.

Các tin khác